Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Có rất nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng trên các dòng xe thương mại để giúp chiếc xe càng ngày càng tiết kiệm nhiên liệu hơn mà lại không thay đổi hiệu suất. Ngoài những giải pháp như van biến thiên,phun nhiên liệu trực tiếp,khí động học thì vẫn còn những công nghệ nhỏ khác mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng OBD Việt Nam khám phá nhé !

1. Giảm lực ma sát trong động cơ
 ​
Giảm sự ma sát giữa các linh kiện được nhiều hãng áp dụng,nó vẫn đảm bảo được tiết kiệm nhiên liệu mà không thay đổi kết cấu cơ khí của động cơ. Các hãng sử dụng các vật liệu và dầu mỡ để giảm bớt ma sát ở các linh kiện chịu ma sát lớn như ổ bi,trục khuỷu.
2. Lưới tản nhiệt tự động
Chúng ta đều biết khi động cơ đang nguội,khi khởi động,đối với lưới tản nhiệt thông thường sẽ không tự gập lại được,làm cho động cơ hao tốn nhiêu liệu hơn. Tuy nhiên với lưới tản nhiệt tự động,nó sẽ tự gập lại để làm ấm động cơ,không cho không khí lạnh và két nước . Khi động cơ đạt đến nhiệt độ nhất định,lưới sẽ tự động mở ra. Ngoài ra thiết kế chủ động giúp thiết kế khí động học của xe tốt hơn.
Nhiều nhãn hiệu xe đã được trang bị công nghệ này chẳng hạn như Chevrolet Cruze, Cadillac ATS, Ford Fiesta.
 ​
Lưới tản nhiệt tự động trên Chevrolet Cruze
3. Bơm dầu nhờn biến thiên
Với thiết kế bơm dầu tùy theo tốc độ và nhiệt độ động cơ thay vì bơm với lưu lượng cố định như các đời xe thông thường . Động cơ sẽ giảm năng lượng cho hệ thống bơm dầu,từ đó tiết kiệm nhiên liệu hơn.Ford Fiesta là một ví dụ điển hình cho những xe trang bị bơm dầu nhờn biến thiên.
 ​
4. Tay lái trợ lực điện
Với tay lái trợ lực thủy lực,hệ thống sẽ hoạt động toàn thời gian trong mọi trường hợp thông qua năng lượng được kéo từ Pully. Điều này gây ra tiêu tốn nhiên liệu cho động cơ.Nhưng với tay lái trợ lực điện chỉ tốn điện khi tài xế bẻ lái do vậy tay lái trợ lực điện có thể giúp tiết kiệm đến 6% nhiên liệu. Nó được coi là một trong những tiêu chuẩn của các dòng xe thương mại hiện nay.
5. Lốp kháng lăn thấp (Low-rolling resistance tires)
Loại lốp này giảm thiểu lực ma sát giữa lớp cao su của lốp với mặt đường giúp giảm tiêu hao năng lượng cần thiết để đẩy xe chạy. Hầu như tất cả xe EV và xe hybrid chẳng hạn như Ford C-Max, Nissan Leaf và Toyota Prius đều trang bị loại lốp đặc biệt này.
6. Động cơ Diesel
Những hạn chế của động cơ Diesel như khói nhiều,khởi động không bốc như xe xăng đã được các hãng xe cải thiện đáng kể và được áp dụng trong các dòng xe thương mại . Hiện nay có khoảng trên 50% đăng ký mới tại Châu Âu là sử dụng động cơ Diesel. Với khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn 30% so với xe xăng. Đó là lý do tại sao hầu hết các dòng xe đều có phiên bản máy dầu.
 ​
7. Hệ thống start-stop
Được hiểu đơn giản là khi gặp đèn đỏ,động cơ sẽ tự tắt máy và tự khởi động khi người lái đạp chân ga . Chiếc xe nổi tiếng sử dụng hệ thống này là Mazda với tên gọi Sky Active. Với sự phát triển của công nghệ,thời gian trễ của hệ thống này càng ngày càng giảm xuống,hiện tại nó chỉ còn trể 1/1000s.
 ​
8. Hộp số ly hợp kép
 ​
Sử dụng 2 ly hợp, 1 cho những nhông số chẵn, một cho những nhông lẻ, vận hành thông qua hệ thống điện thủy lực. Thường đi kèm với hộp số tự động nhưng cũng cho phép sử dụng ở chế độ bán tự động, có thể sang số bằng tay. Hộp số ly hợp kép điều khiển điện tử đáp ứng nhanh, êm ái giúp cho xe tiết kiệm nhiên liệu.
9. Pin lithium ion
 ​
Nhỏ hơn, nhẹ hơn và mạnh hơn pin nickel-metal. Hầu hết xe EV và xe plug-in hybrid đều sử dụng pin lithium-ion. Chỉ một số xe hybrid còn dùng pin nickel-metal. Xe trang bị lithium-ion nhẹ hơn, do đó tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên với pin Lithium-ion trang bị trên Chevrolet Volt hơi phức tạp, người sử dụng xe phải kiểm tra cẩn thận để tránh nguy cơ cháy. 
Với các hệ thống tắt bớt xy lanh hiện được các hãng ô tô đang sử dụng là một nửa xy lanh được tắt bớt, những xy lanh tắt bớt được cố định ở hàng lẻ hoặc chẵn khi xe di chuyển ở tốc độ chậm trong thành phố hoặc khi xuống dốc. Giải pháp này giúp tiết kiệm từ 5% - 10% mức tiêu hao nhiên liệu.

Mọi thông tin cần hỗ trợ,vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM
Hotline: 0913.92.75.79 ( Mr Cường )
Biên soạn : 0911.140.141 (Mr Lân )
Tel: 08.62.864.999 - 0913.92.75.79

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Mọi thông tin cần hỗ trợ,vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM
Hotline: 0913.92.75.79 ( Mr Cường )
Biên soạn : 0911.140.141 (Mr Lân )
Tel: 08.62.864.999 - 0913.92.75.79
Đối với những trường hợp radio không hoạt động báo kiểm tra mã code hoặc khi thay thế radio mới thì phải coding lại. Sau khi coding radio có thể hoạt động bình thường.
Sau đây “CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM” sẽ hướng dẫn sử dụng phần mềm ODIS kết nối với phần cứng VAS 5054A để coding radio cho dòng xe Audi.
Chúng ta sẽ thực hiện các bước sau đây:
Bước 2: Chọn các yêu cầu để kết nối với xe cho chuẩn xác. Như đời xe, kiểu xe, kiểu động cơ. Sau khi chọn xong kích vào ‘Apply’ để tiến vào chẩn đoán các hệ thống xe.
Bước 3: Tiếp đến vào chẩn đoán xong ta chọn công cụ ‘Special Function’ để vào coding.
Bước 4: Sau khi vào ‘Special Function’ ta chọn ‘checking radio code’ và kích ‘Perform test’ để vào thực hiện quá trình code.
Bước 5: Tiếp theo chọn ‘ Complete /Continue’ để tiếp tục.Trước khi chọn thì phải kết nối với internet để kết nối với “Server” của hãng.
Bước 6: Nhấp số Vin xe vào và chọn ‘Accept’.
Chú ý : Số Vin nhập phải đủ 17 số. Số Vin phải có thật.
Bước 7: Nhập ID của Radio vào và chọn ‘Accept’.
Chú ý: Số ID phải đủ 14 số. Số này nằm trên hộp điều khiển.
Bước 8: Nhập tên khách hàng trên ‘Server’ và chọn ‘Accept’.
Bước 9: Nhập số công việc thực hiện và chọn ‘Accept’. Có thể nhập số bất kỳ.
Bước 10: Chọn ‘Complete/Continue’ để tiếp tục.
Bước 11: Đăng nhập tài khoản trên ‘server’ của hãng. Sau khi đăng nhập kích ‘Apply’.
Mọi thông tin cần hỗ trợ,vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM
Hotline: 0913.92.75.79 ( Mr Cường )
Biên soạn : 0911.140.141 (Mr Lân )
Tel: 08.62.864.999 - 0913.92.75.79
Đối với những trường hợp radio không hoạt động báo kiểm tra mã code hoặc khi thay thế radio mới thì phải coding lại. Sau khi coding radio có thể hoạt động bình thường.
Sau đây “CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM” sẽ hướng dẫn sử dụng phần mềm ODIS kết nối với phần cứng VAS 5054A để coding radio cho dòng xe Audi.
Chúng ta sẽ thực hiện các bước sau đây:
Bước 2: Chọn các yêu cầu để kết nối với xe cho chuẩn xác. Như đời xe, kiểu xe, kiểu động cơ. Sau khi chọn xong kích vào ‘Apply’ để tiến vào chẩn đoán các hệ thống xe.
Bước 3: Tiếp đến vào chẩn đoán xong ta chọn công cụ ‘Special Function’ để vào coding.
Bước 4: Sau khi vào ‘Special Function’ ta chọn ‘checking radio code’ và kích ‘Perform test’ để vào thực hiện quá trình code.
Bước 5: Tiếp theo chọn ‘ Complete /Continue’ để tiếp tục.Trước khi chọn thì phải kết nối với internet để kết nối với “Server” của hãng.
Bước 6: Nhấp số Vin xe vào và chọn ‘Accept’.
Chú ý : Số Vin nhập phải đủ 17 số. Số Vin phải có thật.
Bước 7: Nhập ID của Radio vào và chọn ‘Accept’.
Chú ý: Số ID phải đủ 14 số. Số này nằm trên hộp điều khiển.
Bước 8: Nhập tên khách hàng trên ‘Server’ và chọn ‘Accept’.
Bước 9: Nhập số công việc thực hiện và chọn ‘Accept’. Có thể nhập số bất kỳ.
Bước 10: Chọn ‘Complete/Continue’ để tiếp tục.
Bước 11: Đăng nhập tài khoản trên ‘server’ của hãng. Sau khi đăng nhập kích ‘Apply’.
Mọi thông tin cần hỗ trợ,vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM
Hotline: 0913.92.75.79 ( Mr Cường )
Biên soạn : 0911.140.141 (Mr Lân )
Tel: 08.62.864.999 - 0913.92.75.79

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

1. Thiết bị an toàn thụ động là gì và tầm quan trọng của chúng?
Khi tai nạn xảy ra để người ngồi trong xe không bị chấn thương nặng, phải đảm bảo được hai yếu tố: giữ cho cabin xe cứng vững ít bị biến dạng và đồng thời giảm thiểu chấn thương do hành khách bị “quăng quật” bên trong cabin khi xảy ra tai nạn.

Các thiết bị an toàn thụ động sẽ đảm bảo điều này, chúng chủ yếu gồm: Thân xe GOA Đai an toàn và Túi khí SRS.
Mô phỏng hoạt động của túi khí trên xe
- Thân xe GOA (Global Outstanding Assessment) sẽ giữ cho cabin xe ít bị biến dạng. Khi tai nạn xảy ra, phần trước hoặc sau của thân xe ô tô được thiết kế sao cho nó sẽ biến dạng trước để hấp thụ và phân tán lực chấn động, điều này sẽ làm giảm lực chấn động truyền đến hành khách.

- Dây an toàn: Là thiết bị chính đảm bảo an toàn cho hành khách. Đai an toàn giữ cho hành khách không bị “quăng quật” trong xe do vậy giảm tối đa khả năng hành khách bị chấn thương do va đập trong cabin.

- Túi khí SRS (Supplemental Restraint System): Túi khí hoạt động sẽ tạo thành các “gối khí” để bảo vệ hành khách khỏi những va đập vào vô lăng hoặc bảng đồng hồ. Túi khí bên trái (bên người lái) được lắp ở trung tâm vô lăng, còn túi khí cho khách ngồi ghế trước được lắp ở phần trước của khách gần bảng táp lô.

2. Vai trò, và nguyên lý hoạt động của túi khí

a) Vai trò: SRS là thiết bị an toàn phụ bổ trợ cho dây an toàn. Để triệt để sử dụng khả năng giảm thiểu thương vong có thể do túi khí mang lại, dây an toàn phải được cài đúng cách trước tiên.

b) Nguyên lý hoạt động của túi khí:
Khi có va chạm mạnh về phía trước, phần lớn lực va chạm được hấp thụ và phân tán bởi phần co rụm của thân xe. Vì xe dừng lại đột ngột, quán tính làm cho người lái và hành khách lao về phía trước với vận tốc lớn nên dây an toàn sẽ làm nhiệm vụ giảm đến mức tối thiểu có thể chuyển động về phía trước. Như vậy, trong một số trường hợp va chạm vừa phải vàở tốc độ thấp, theo thiết kế, phần trước hoặc sau của thân xe sẽ biến dạng trước để hấp thụ và phân tán lực chấn động nhằm làm giảm lực chấn động truyền đến hành khách, cùng với dây đai an toàn đã có thể bảo vệ hành khách, nên túi khíđược thiết kế không cần thiết phải hoạt động.

Trong trường hợp xảy ra những va chạm rất mạnh, có nguy cơ tính mạng người ngồi trên xe bị đe dọa hoặc gây chấn thương nghiêm trọng, phần trên của cơ thể có thể bị ném về phía trước, thì đấy là lúc túi khíđược thiết kế hoạt động để giảm sự chuyển động và hấp thụ va đập giữa đầu, ngực với vô lăng/bảng đồng hồ.

Xin được nhấn mạnh rằng túi khí khi hoạt động một mình không thể xem là bộ phận an toàn hữu hiệu. Dây an toàn là vô cùng quan trọng. Túi khí không thể thay thế mà chỉ hỗ trợ thêm cho dây an toàn. Túi khí cùng với dây an toàn bảo vệ người ngội trong xe hiệu quả hơn.

c) Hiệu quả: Các thống kê về tai nạn cho thấy bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của
túi khí. Ở Mỹ, số liệu cho thấy dùng dây an toàn giảm 42% số người chết do va chạm. Khi dây an toàn cùng với túi khí hoạt động giảm số người chết tới 46% và khi túi khí hoạt động không có dây an toàn, số người chết chỉ giảm được 18%.

3. Điều kiện để túi khí hoạt động
Túi khí không hoạt động trong mọi trường hợp tai nạn. Nói một cách chính xác, túi khí được thiết kế để chỉ hoạt động khi tính mạng người ngồi trong xe bị đe dọa. Túi khí sẽ hoạt động kết hợp cùng với dây đai an toàn để giảm thiểu nguy cơ bị tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng cho hành khách.
Phạm vi hoạt động của túi khí
a) Các điều kiện để túi khí phía trước hoạt động:
Túi khí được thiết kế hoạt động chỉ khi thực sự cần thiết nhất - trong trường hợp va chạm rất mạnh từ phía trước xe vượt quá ngưỡng thiết kế, trong khoảng góc nhỏ hơn 30 độ so với tâm xe về bên trái hoặc bên phải.

Túi khí được thiết kế hoạt động với một lực tương đương với khi đâm phía trước xe vào bức tường cố định không di chuyển hoặc biến dạng ở tốc độ 20Km/h hoặc vào cột bê tông không bị dịch chuyển và biến dạng ở tốc độ 30Km/h.

Tuy nhiên, ngưỡng tốc độ này sẽ phải lơn hơn nhiều trong các trường hợp sau:
- Nếu xe đâm vào một vật có thể xê dịch hoặc bị biến hạng, như một chiếc xe đang đỗ hoặc cột biển báo…
- Nếu xe đâm chui vào một vật khác (nhưđầu xe chui vào gầm xe tải)

b) Các điều kiện để túi khí bên và túi khí rèm hoạt động (nếu có):

Các túi khí bên và túi khí rèm sẽ được kích hoạt (nổ) trong trường hợp xe bị va đập mạnh quá ngưỡng thiết kế (cường độ lực tương ứng với lực va đập được tạo ra bởi một xe khác nặng 1500kg đang chạy với tốc độ khoảng từ 20 đến 30km/giờ đâm vào cabin xe bạn theo hướng vuông góc với xe).

c) Các trường hợp có thể kích hoạt túi khí hoạt đông (nổ) mà không va chạm:

Túi khí phía trước và túi khi bảo vệ đầu gối (nếu có) có thể nổ nếu có va chạm mạnh phía dưới gầm xe, ví dụ như:
- Xe đâm phải gờ, lề đường hay bề mặt cứng
- Xe rơi lọt xuống một hố sâu hoặc rãnh sâu
- Va mạnh xuống đất hoặc rơi

Các trường hợp khác có thể khiến túi khí bị kích hoạt
4. Một số tình huống túi khí không hoạt động:

Túi khí đôi khi không hoạt động khi xe va chạm với vật biến dạng, dịch chuyển

Các trường hợp có thể khiến túi khí không hoạt động

a) Túi khí phía trước và túi khí bảo vệ đầu gối (nếu có) sẽ không hoạt động trong một số trường hợp va chạm sau:

- Túi khí không thiết kế để hoạt động khi va chạm bên sườn xe, phía sau xe hoặc xe bị lật - lăn tròn hoặc nếu xe bịđâm từ phía trước với tốc độ thấp
- Khi xe đang đứng yên, túi khí của nó có thể không hoạt động khi xảy ra va chạm từ phía trước với xe có trọng lượng tương đương đang di chuyển với tốc độ 40-50km/giờ
- Khi xe đang đứng yên, túi khí của nó có thể không hoạt động khi xảy ra va chạm lệch tâm hoặc dưới một góc, ngay cả khi tốc độ va chạm cao hơn so với trường hợp mô tả ở trên
- Khi xe đang di chuyển ở tốc độ 30-35km/giờ, túi khí có thể không hoạt động khi va chạm với cây nhỏ hoặc vật di chuyển
- Túi khí có thể không hoạt động trong trường hợp xe va chạm với lực hướng xuống phía dưới như trong va chạm với gầm xe tải
 ​

b) Túi khí bên và túi khí rèm (nếu có) sẽ không hoạt động nếu như xe va chạm trong những trường hợp sau:

- Xe bị va chạm từ phía bên ở một góc nghiêng, hoặc va chạm từ phía bên với vị trí va chạm nằm ngoài khoang hành khách
- Xe bị va chạm từ phía trước hoặc phía sau, hoặc lật xe, hoặc va chạm từ phía bên ở tốc độ thấp.

Các trường hợp có thể khiến túi khí không hoạt động

5. Tác dụng phụ của túi khí

Như đã nói ở phần trên, để túi khí hoạt động hiệu quả, thời gian túi khí phồng lên cực nhanh và thực tế với tốc độ hơn 100Km/h. Tiếp xúc với túi khí thổi phồng với tốc độ như vậy có thể gây ra trầy xước hoặc bầm tím hoặc những vết thương nặng hơn.

Túi khí cho người láI sẽ bung ra với một lực rất mạnh, có thể gây tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng đặc biệt là khi người láI ngồi quá gần túi khí. Vì vùng nguy hiểm của túi khí người láI là trong phạm vi từ 50 đến 75mm đầu tiên. Vì vậy, cần ngồi cách xa túi khú người lái một khoảng là 250mm để đảm bảo khoảng cách an toàn (khoảng cách này được đo từ tâm của vô lăng tới xương ngực của người lái).

6. Túi khí có cần bảo dưỡng không?

Túi khí SRS là một hệ thống điều khiển bằng điện tử, chúng tự động kiểm tra và được theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên bạn nên đểý những dấu hiệu sau và hãy mang xe đến đại lý xe để kiểm tra.

- Có một đèn báo hệ thống túi khí SRS trên bảng táp lô, nếu đèn này không sáng, có sáng mà không tắt hay sáng lên khi đang lái xe.
- Phần trước xe bị tai nạn.
- Phần mặt của vô lăng hay nắp che túi khí cho hành khách ở trước bị xước, nứt hay hỏng.
- Khi xe bị tai nạn và túi khí đã hoạt động, toàn bộ các chi tiết của hệ thống túi khí cần phải được kiểm tra và thay thế.
Theo otosaigon.com
Mọi thông tin cần hỗ trợ,vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM
Hotline: 0913.92.75.79 ( Mr Cường )
Biên soạn : 0911.140.141 (Mr Lân )
Tel: 08.62.864.999 - 0913.92.75.79
Chúc các bạn thành công !

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Chọn nhớt phù hợp cho từng loại xe là việc rất quan trọng giúp xe hoạt động với hiệu suất cao nhất cũng như kéo dài tuổi thọ động cơ. Để chọn được loại nhớt phù hợp, bạn bắt buộc phải hiểu các chỉ số và tiêu chí trên chai nhớt. Chỉ số độ nhớt SAE, Phân cấp chất lượng API và Tiêu chuẩn kỹ thuật JASO cho nhớt xe máy là các thông số dầu nhớt cơ bản cần phải biết.

CHỈ SỐ ĐỘ NHỚT SAE:
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên nhãn các loại nhớt thường có các thông số như 10W30, 20W40… Đây là chỉ số cho chúng ta biết được độ nhớt, hay nói cách khác là độ đặc/loãng của nhớt.
Độ nhớt càng lớn sẽ tương ứng với độ đặc của nhớt càng cao, đồng nghĩa với việc nhớt sẽ chảy chậm qua các khe máy trong quá trình vận hành. Đối với các dòng xe số còn vận hành tốt, bạn nên sử dụng nhớt có độ nhớt 40 để hạn chế ma sát, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu. Với những loại xe số đã qua quá trình vận hành lâu dài ( khoảng > 40.000km) hoặc động cơ không còn vận hành tốt, bạn nên sử dụng nhớt có độ nhớt 50 để đảm bảo khả năng làm kín các chi tiết máy.
                                                   
SAE là tên gọi viết tắt của Hiệp Hội Kỹ Sư Ngành Ô tô (Society of Automotive Engineers) có trụ sở tại Mỹ. Tổ chức này đề ra tiêu chuẩn đánh giá phân loại dầu nhớt dựa vào độ nhớt.
Độ nhớt có đặc tính thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ càng cao độ nhớt càng giảm, hay nói cách khác khi bị đun nóng dầu sẽ loãng ra.
Chúng ta thường thấy các thông số ví dụ như SAE 10W-40 chẳng hạn. Ý nghĩa các thông số số này như sau:
· Chữ “W” ở đây là viết tắt của chữ “Winter” (mùa đông).
· Theo tiêu chuẩn SAE J300 cho nhớt động cơ thì có 11 cấp độ bao gồm 6 cấp ở nhiệt độ thấp (mùa đông Winter) là 0w5w10w15w20w và 25w tương ứng với nhiệt độ thấp nhất mà nhớt còn bơm được lần lượt là -40, -35, -30, -25, -20, -15 độ C (trạng thái độ độ nhớt của tất cả các loại nhớt là bằng nhau và có giá trị rất cao). Ví dụ nhớt 25w thì nhiệt độ thấp nhất mà nhớt còn bơm lên được là -15 độ C.
· 5 cấp còn lại là 2030405060 tương ứng với độ nhớt động học tối thiểu ở 100 độ C lần lượt là 5.6,9.312.5,16.3,21.9 (Độ nhớt động học được đo qua thời gian để một thể tích chuẩn của dầu nhớt chảy qua một ống chuẩn ở một nhiệt độ chuẩn, thường là 40oC và 100oC. Đơn vị thường dùng là centiStokes cSt = mm2/s).
· Cấp nhớt phía trước chữ “W” thể hiện khả năng hỗ trợ vận hành của dầu nhớt ở điều kiện lạnh (khả năng chống đóng băng của dầu nhớt). Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, hầu như chúng ta chỉ cần quan tâm cấp nhớt phía sau chữ W, là chỉ số độ nhớt đo ở nhiệt độ 100oC – gần với nhiệt độ hoạt động của động cơ.
· Dầu nhớt có 2 ký hiệu độ nhớt như ví dụ phía trên là dầu nhớt đa cấp. Đặc điểm của dầu nhớt đa cấp là trong thành phần phụ gia có chứa phụ gia ổn định chỉ số độ nhớt. Phụ gia này là các hợp chất cao phân tử polymer sẽ bung ra khi nhiệt độ tăng để kềm chế sự giảm độ nhớt của dầu. Như ta có thể quan sát trên đồ thị bên dưới; đường màu đỏ thể hiện biến thiên độ nhớt của dầu 30, đường màu xanh thể hiện biến thiên độ nhớt của dầu 10, trong khoảng nhiệt độ từ -20oC đến 100oC. Dầu đa cấp 10W-30 có đường biểu diễn nằm giữa dầu 10 và dầu 30, nghĩa là có độ loãng như dầu 10 ở nhiệt độ -20oC và có độ đặc như dầu 30 ở 100oC.
                                            
CHỈ SỐ CẤP NHỚT API
API – Hiệp Hội Dầu Khí Hoa Kỳ (American Petroleum Institude), sự dụng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đơn giản hơn để phân cấp chất lượng dầu nhớt. Chỉ số API cũng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
API được định nghĩa gồm 2 ký tự:
· Ký tự đầu tiên dùng để quy định loại nhiên liệu mà động cơ sử dụng. (C đối với trường hợp động cơ sử dụng dầu diesel hoặc S đối với trường hợp động cơ sử dụng xăng)
· Ký tự thứ hai đại diện cho cấp chất lượng của nhớt, được quy định theo thứ tự bảng chữ cái: A, B, C, D, E….M, N. Càng về sau trong bảng chữ cái thì cấp chất lượng nhớt càng cao.
· Cấp API cao nhất tại thời điểm hiện tại đối với động cơ xăng là cấp SN, được ban hành vào tháng 10 năm 2010
· Lưu ý là từ cấp SM trở đi, các test đều được mô phỏng thử nghiệm trên động cơ xe ô tô chứ không thực nghiệm cho xe máy, nên có thể nói cấp API cao nhất đổi với xe máy là cấp SL. Các cấp SM, SN tuy mới hơn nhưng không được thực nghiệm tối ưu cho xe máy và xe động cơ Xăng.
                                            
                                                   
                                          

Một loại nhớt có API càng cao thì độ biến đổi độ nhớt theo nhiệt độ càng thấp, cùng với đó là khả năng trung hòa cặn bẩn của nhớt cũng tốt hơn. Vì vậy, sử dụng những loại nhớt có API cao sẽ giúp xe bạn được bôi trơn và bảo vệ tốt hơn.
VD: một loại nhớt có độ nhớt (độ đặc) là 50 nhưng có API thấp thì khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, loại nhớt này chỉ còn lại độ nhớt 10. Trong khi một loại nhớt khác có độ nhớt (độ đặc) là 40 nhưng lại có API cao, khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, loại nhớt này vẫn duy trì được độ nhớt 20-25.
CHỈ SỐ JASO
Nhật Bản sử dụng một hệ tiêu chuẩn riêng do Hiệp Hội Tiêu Chuẩn Ôtô Nhật Bản (Japanese Automotive Standards Organization) phát hành, được phân cấp dựa theo hệ số ma sát, gồm các loại sau:
– JASO MA và JASO MA2: nhớt dành cho các loại xe số 4 thì.
– JASO MB: dành cho các loại xe tay ga.
– JASO FC và JASO FD: dành cho xe số 2 thì.
                                            
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHI TIẾT:
Ngoài các chỉ số phân cấp chất lượng như đã nêu ở trên. Trên bao bì chai nhớt còn ghi rõ các thông số kỹ thuật của dầu nhớt. Đây là các thông số kỹ thuật chuyên ngành và là cơ sở để phân loại dầu nhớt thành các cấp chất lượng như đã nêu ở trên.
Ý nghĩa một số thông số kỹ thuật chính của dầu nhớt như sau:
– Màu sắc – mô tả cảm quan màu sắc dầu nhớt, quan sát bằng mắt thường
– Tỷ trọng riêng đo ở 20 oC (Density), chỉ độ nặng so với so với nước.
– Độ nhớt động học đo ở 40oC (Vicosity), tính bằng đơn vị cSt, đo bằng phương pháp kiểm ASTM D455.
                                                      
– Chỉ số thay đổi độ nhớt (Viscosity Index), chỉ sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ. Chỉ số càng cao thì độ nhớt càng ít thay đổi theo nhiệt độ: độ nhớt giảm chậm hơn khi nhiệt độ tăng và tăng chậm hơn khi nhiệt độ giảm
– Nhiệt độ đông đặc của nhớt (Pour Point), chỉ nhiệt độ mà dầu nhớt bắt đầu đông đặc (đóng rắn), chỉ số này cho biết điều kiện nhệt độ tối thiểu để dầu nhớt có thể vận hành.
– Nhiệt độ chớp cháy cốc hở (Flash Point), chỉ nhiệt độ dầu nhớt bắt đầu cháy, chỉ số này cho biết khả năng vận hành của dầu nhớt ở nhiệt độ cao. Nếu nhiệt độ này quá thấp thì nhớt dễ bị bốc cháy, sinh ra nhiều cặn và có thể gây kẹt động cơ. Nhớt cháy cũng gây nên tình trạng thiếu nhớt trong động cơ
– Trị số kiềm tổng (Total Base Number, TBN): Trong xăng, dầu diesel có lưu huỳnh, do đó khi cháy sẽ sinh ra axit gây ăn mòn và rỉ sét động cơ. Do đó các loại dầu nhớt được bổ sung kềm để trung hòa lượng axit này để tránh gây hại cho động cơ. Thông thường thì nhớt dành cho động cơ xăng có TBN > 6, nhớt dành cho động cơ diezen có TBN > 8 (mg KOH/kg).
Theo : otosaigon.com
Mọi chi tiết xin gửi về
CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM
Hotline: 0913.92.75.79 ( Mr Cường )
Biên soạn : 0911.140.141 (Mr Lân )
Tel: 08.62.864.999 - 0913.92.75.79