Để hạn chế tình trạng say xỉn khi lái xe trên toàn thế giới hiện nay cướp đi mạng sống hàng chục ngàn người,và cả trăm ngàn người bị thương. Các chuyên gia đầu ngành về o tô đã cho ra đời công nghệ vô hiệu hóa khả năng lái xe của người lái khi bị say xỉn có tên là Hệ Thống An Toàn Ngăn Chặn Lái Xe Say Rượu (Driver Alcohol Detection System for Safety ). Các hãng xe của Mỹ như Ford,GM đang có kế hoạch trang bị công nghệ này lên những chiếc xe thương mại vào năm 2020.
Hệ thống có tên Alcohol Detection System
Hệ thống này bao gồm 2 cảm biến được lắp đặt trong xe,ngay ở vô lăng và nút khởi động. Khi phát hiện lái xe có nồng độ cồn ( BAC ) lớn hơn 0.08,cảm biến hơi thở ( Breath Based System ) hoạt động trước tiên sẽ tính toán được kết quả xét nghiệm. Tiếp đó,một cảm biến chạm ( Touch System ) và sẽ không cho lái xe có thể khởi động được động cơ nếu tia hồng ngoại bên trong cảm biến phát hiện lượng cồn trong máu thông qua sự tiếp xúc với các đầu ngón tay. Việc này có thể phát hiện chính xác là người lái hay khách là người say xỉn.
Nó sẽ phát hiện nồng độ cồn lớn hơn 0.08
Hai cảm biến chính được đặt trong xe
Một cảm biến nằm trên vô lăng
Cảm biến phát hiện nồng độ Ethanol trong hơi thở
Độ bao phủ của cảm biến
Cảm biến thứ 2 nằm ở nút Start Engine để kiểm tra lượng cồn có trong máu thông qua ngón tay
Việc đưa hệ thống này ra thương mại hóa còn gặp khá nhiều tranh cãi vì Cơ quan Quản lý An toàn giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) không thể buộc xe mới phải trang bị hệ thống như 1 tiêu chuẩn giống ABS hay Air Bag.
Trong buổi họp báo,người đại diện của NHTSA cho biết : “ Công nghệ này đã được hợp tác phát triển từ năm 2008 với các ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô Mỹ. Tuy rằng gặp nhiều rào cản từ thủ tục pháp lý,nhưng Quốc hội Mỹ đã hỗ trợ để đạt được những thành công về công nghệ này. Đây thực sự là giải pháp rất tốt để giảm thiểu được tình trạng say xỉn đang ngày nghiệm trọng hiện nay,nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam,nơi hành vi và thái độ chấp hành giao thông còn khá lạc hậu.
Chúc các bạn thành công !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét